CPU Z là một công cụ phần mềm được rất nhiều người sử dụng trong việc kiểm tra CPU, phần cứng máy tính. Đây là công cụ dễ sử dụng nhất, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng phức tạp để biết được thông số máy tính của mình.
Chúng ta cùng Clickngon.com tìm hiểu thêm về phần mềm CPU Z, cũng như cách kiểm tra CPU, phần cứng máy tính nhé.
Hoặc tham khảo những cách kiểm tra phần cứng máy tính Win 7, 8, 10, XP khác TẠI ĐÂY
Đầu tiên các bạn cần nắm được CPU là gì?
CPU là gì?
CPU là từ viết tắt tiếng Anh Central Processing Unit, được dịch là Bộ vi xử lý trung tâm, bao gồm những mạch điện tử trong một chiếc máy tính, nó có nhiệm vụ thực hiện các dòng lệnh được lập trình sẵn bằng việc thực hiện những phép tính toán số học, hay logic hoặc so sánh và các hành động nhập hoặc xuất dữ liệu cơ bản do mã lệnh đưa ra.
Cũng có thể hiểu nôm na CPU là bộ xử lý, bộ điều khiển, đầu não của máy tính.
CPU Z là gì?
CPU Z là một công cụ phần mềm giúp người dùng kiểm tra được thông số phần cứng máy tính như: CPU, Mainboard, Caches, Memory – Ram, SPD, Card đồ họa Graphics…
Việc xác định được cấu hình, thông số máy tính của mình khá quan trọng. Ví như muốn cài đặt và sử dụng các phần mềm đồ họa, game có yêu cầu phần cứng cài đặt hệ thống mới hoạt động ổn định, trơn tru được, thì bạn cần biết thông số phần cứng máy của mình để có thể nâng cấp, xử lý kịp thời.
Link tải CPU Z về máy
CPU Z 1.97 64bit – 32bit
CPU Z về cho Android
Đặc điểm và tính năng của CPU Z
– Là một phần mềm hoàn toàn miễn phí
– Hoạt động được trên nhiều nền tảng Windows khác nhau: Win 7, 8, 8.1, 10, XP 32bit và 64bit
– Dễ sử dụng, giao diện đơn giản
– Kiểm tra được thông số hoạt động chi tiết của CPU và nhiều phần cứng máy tính khác như: Bộ nhớ trong – Ram, Card đồ họa, Bo mạch chủ – Mainboard, Ổ cứng…
– Có thể sử dụng phiên bản CPU Z Portable (phiên bản dùng luôn không cần cài đặt) nếu như người dùng không muốn cài đặt lên máy. Phiên bản Portable cũng có đầy đủ chức năng giúp bạn Test CPU, Ram, Card…một cách chính xác, chi tiết
– Giúp người dùng dễ dàng so sánh giữa các CPU với nhau về thông số, nguồn điện áp, Socket (số chân cắm CPU)…
– Thông số phần cứng máy tính được hiển thị ngay trên màn hình. Từ đó bạn dễ dàng theo dõi, nâng cao hiệu suất làm việc, tránh việc quá tải, nhiệt độ máy tính tăng cao.
Cách kiểm tra phần cứng máy tính Win 7, 8, 10, XP bằng CPU Z
Đầu tiên các bạn cần cài đặt phần mềm CPU Z lên máy, sau đó mở chúng lên và thực hiện các bước sau:
1. Kiểm tra thông số, cấu hình CPU và các thành phần liên quan đến CPU
Mở CPU Z lên tại tab CPU bao gồm các thông số sau:
- Name: Tên nhãn CPU mà bạn đang sử dụng. Ví dụ trong hình là cùng Chip Xeon của hãng Intel, còn E3 1230 là phiên bản của CPU
- Code name: Tên mã của loại CPU, như của mình là loại Skylake
- Package: Số lượng chân cắm của CPU. Như trong hình là Chip có 1151 chân cắm, một số loại có 939, 1366…
- Technology: Kích thước của nhân CPU, trong hình là 14nm, một số CPU có kích thước là 32nm, 45nm, 65nm…
- Core Voltage: CPU cần sử dụng điện áp là 0.704 V
- Specification: Tên CPU của bạn, ví dụ như Intel Xeon CPU E3 – 1230 v5 @ 3.40 GHz hoặc Intel Core i3 CPU 540 4.3 GHz…
- Family/ Ext. Family và Model/ Ext. Model: Dòng CPU thuộc loại nào, như của mình là E3
- Core Speed: Tốc độ của CPU mà bạn đang sử dụng, dòng này bạn có thể ép xung nâng cao hiệu suất của CPU lên
- Multiplier: Hệ số nhân, như trong hình là 8 nhân, một số CPU có thể lên 12, 24 nhân
- Bus Speed: Tốc độ Bus của CPU
2. Kiểm tra bộ nhớ Caches
Các bạn bấm sang tab Caches, tại đây hiển thị thông số dung lượng bộ nhớ Caches cho bạn. Bao gồm các cấp độ như L1, L2, L3 có dung lượng lần lượt là 32 Kb, 256 Kb và 8Mb
3. Kiểm tra thông tin Mainboard – Bo mạch chủ
Bấm sang tab Mainboard
- Manufacturer: MSI, tên nhà sản xuất
- Model: Kiểu Model C236M Workstation
- Chipset: Hãng sản xuất Intel
- Và một vài thông số khác về Bios như: Nhãn hiệu, phiên bản, Ngày tạo Bios…
4. Kiểm tra thông tin bộ nhớ Ram
Bấm sang tab Memory, tại đây hiển thị cho bạn các thông số sau:
- Type: Kiểu Ram, DDR4, DDR3…
- Size: Dung lượng bộ nhớ Ram bạn đang sử dụng 32Gb
- Channel #: Có hỗ trợ Dual Ram hay không. Nếu ghi là Dual thì có hỗ trợ.
- Ngoài ra còn vài thông số khác về Ram như: Tốc độ Bus Ram, Thông số thời gian của Ram
5. Kiểm tra khe cắm Ram trên Mainboard
Các bạn chọn tab SPD, tại đây tiếp tục chọn Slot để xem Ram được cắm trên các khe cắm Slot nào.
Nếu như chọn khe cắm đang bỏ trống trên Mainbord thì công cụ sẽ không hiển thị các thông số, như hình bên dưới.
Còn chọn đúng khe cắm đang cắm Ram thì các thông số được liệt kê như hình dưới. Các thông số như: Dung lượng Ram (16 Gb), Kiểu Ram(DDR4), Nhãn hiệu Ram(G.SKill)…
6. Kiểm tra Card đồ họa/ Card rời trên máy
Các bạn chọn tab Graphics. Tại đây phần mềm CPUZ sẽ hiển thị cho bạn các thông số về Card đồ họa như: Tên card, nhãn hiệu, phiên bản Card…
Như trong hình là đang sử dụng Card NVIDIA Quadro K620
7. Kiểm tra về các số Nhân, Luồng của CPU
Bấm sang tab Bench, hiển thị về số Luồng/ Threads của CPU, có thể là 4,8,12,24… tùy vào CPU bạn sử dụng
Còn tại tab About thì hiển thị các thông tin về phiên bản, người sản xuất, phát triền, trang chủ của công cụ kiểm tra phần cứng máy tính CPU Z.
Vậy qua một số bước các bạn đã nắm được phần nào về cấu hình cũng như thông số máy tính của mình. Nếu như cảm thấy máy chạy ì ạch, chậm chạp, các bạn hãy thử dùng công cụ CCleaner hoặc Your Uninstaller dọn sạch rác trên máy tính. Nếu tình trạng không cải thiện thì các bạn nên nâng cấp phần cứng, có thể là Ram, CPU, Card… để cho máy hoạt động nhanh và mượt mà hơn nhé.